Cháo chim cút

Chim cút được gọi là "nhục sâm", nghĩa là nó rất bổ. Mà chim cút thì là dễ ăn hơn  sâm, người ta có thể nấu cháo chim cút, nướng, chiên... đều tuyệt.

 Nguyên liệu:
- Chim cút: 2 con
- Gạo tẻ: 1 nắm
- Gạo nếp: 1 nắm
- Hành tím: 1 củ
- Hành lá: 3 cọng
- Rau mùi: 1 mớ nhỏ
- Dầu ăn,
- Gia vị: hạt nêm, mì chính, tiêu, nước mắm.

Món ăn ngon: Cháo chim cút
Read more »

Cháo lươn môn

Cháo lươn mônmón ăn ngon, lạ miệng. Khác với cháo lươn của Nghệ An và cháo lươn miền Bắc, cháo lươn môn khá cay và có mùi vị rất đặc trưng của sả, mắm ruốc.

Nguyên liệu:
Lươn: 1 - 2 con to
Gạo: 1/2 bát con
Đậu xanh: 1/2 bát con
Khoai môn: 1 củ nhỏ
Sả: 1 cây
Hành tím: 1 củ
Mắm ruốc: nửa thìa
Ớt xay: 1/2 thìa cà phê
Món ăn ngon: Cháo lươn khoai môn đậu xanh
Cách làm:
- Lươn để trong nồi hoặc túi, cho một nắm muối hoặc nửa bát giấm rồi đậy vung (buộc miệng túi) để lươn quẫy và ra hết nhớt.
- Lấy lươn ra, rửa sạch lại bằng nước lã, mổ bụng, cắt khuc dài 10 cm hoặc để nguyên con, khứa vài đừng ngang thân lươn. Đem chiên sơ, sau đó vớt ra để ráo dầu.
- Khoai môn gọt vỏ, cắt móng lợn, chiên sơ.
- Đậu xanh ngâm mềm, đãi bớt vỏ..
- Gạo cùng với đậu xanh đem nấu thành cháo.
- Hành tím thái lát, sả đập dập, băm nhỏ.
- Phi thơm hành + sả + ớt, cho mắm nêm vào đảo sơ (các bạn cẩn thận, mắm nêm bắn tứ tung nhé). Cho cháo vào, nêm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho lươn vào, nấu chín, rắc tiêu, múc ra bát ăn nóng.

» Cháo lươn
» Cháo gỏi vịt

Cháo lức rong biển

Chao luc

Từ vụ nếp than bị nhuôm màu bằng thuốc nhuộm vải nên bị ám ảnh…hong dám mua gạo lức đỏ luôn, chỉ mua gạo lức nâu rang để nấu nước uống thôi, khi nào lười nhai cơm thì lấy nấu cháo thay đổi khẩu vị :)

5 nắm tay gạo lức rang + chút muối + nước đến vạch số 4 của nồi cơm điện (nếu ăn cháo lỏng cho nhiều nước hơn), khi nước sôi, bật nút cook qua nút warm, để như vậy khoảng 1 h cho cháo được mềm. Sáng giờ chưa ăn gì, đói bụng quá đợi không nỗi nên tô cháo chưa được nở mềm cho lắm đã múc ra xơi :)

Trong khi cháo chín thì chiên rong biển.

Pha chút nước muối cho mặn đậm đà, nhúng lá rong biển vào nước muối cho thấm đều rồi cho vào chảo có dầu chiên với lửa nhỏ cho giòn thơm, tiếp tục chiên cho đến hết tùy khẩu phần ăn

Rong biển rang

Cháo chín, rong biển cũng chiên xong, múc cháo ra chén, cắn một miếng rong biển chiên, húp một miếng cháo nóng, ôi…ngon làm sao :) rong biển chiên giòn ăn giống như cá khô chiên, sorry! mượn từ mặn để diễn tả hương vị…

Hay cũng có thể cho chút rong biển nấu với nấm (xào sơ) và rau xà lách xon, khi rau tái thì múc chén cháo cho vào, nêm chút muối vào cho vừa ăn, múc ra tô, rắc chút tiêu vào ăn cũng thơm ngon lắm, rong biển nấu với xà lách xon giúp nhuận trường. Gạo lức rang bổ sung canxi cho cơ thể, giúp cứng xương, các bác lớn tuổi nên ăn gạo lức rang thường, nấu nước uống hay ăn cháo thì sẽ không bị đau nhức xương :)

Nếu muốn tận hưởng hết độ giòn thơm của rong biển thì đừng cho vào nấu chung, khi ăn mới cắn miếng rong biển và múc miếng cháo ăn thì ngon hơn, nếu có thêm meat ball chiên chay thì gắp ăn kèm cũng tăng hương vị cho món cháo này.

G.Phượng

Cháo lươn

Lươn đồng là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể chế biến thành nhiều món như: lươn nấu cháo, nấu miến, lươn om chuối…
 
Hôm nay Bí Ngô sẽ giới thiệu với các bạn cách làm món cháo lươn theo kiểu miền Bắc, còn món cháo lươn môn (nấu theo kiểu miền Trung) xin được giới thiệu trong một dịp khác.

Nguyên liệu:
Lươn đồng: 500gam, chọn con to
Gạo trắng: 200gram
Gạo nếp: 1 nắm nhỏ
Gia vị: Bột nêm, dầu ăn, muối, dấm, hành tím….

Món ăn ngon: cháo lươn

Cách làm:
Cho lươn vào trong nồi to, cho một nắm muối, hoặc nửa bát giấm rồi  đậy chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.
Lấy lươn ra tuốt hết nhớt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín (không mổ, mổ sẽ khiến lươn mất máu, nhạt thịt).
Cho lươn ra đĩa, để nguội, gỡ thịt và xương riêng ra.
Phần thịt lươn thì ướp với chút gia vị, mì chính, mắm, tiêu… để một lúc cho ngấm. Cho dầu ăn vào chảo, phi hành củ thật thơm rồi cho lươn vào xào đến khi vừa chín.
Phần xương lươn thì ninh lấy nước dùng hoặc đem giã nhuyễn, lọc (giống như lọc cua) lấy nước dùng, đem nấu cháo.
Gạo tẻ, gạo nếp, nước xương lươn, cho vào nồi nấu tới khi thành cháo. Đến khi cháo nhuyễn thì các bạn cho phần thịt lươn đã xào, quấy nhẹ. Cuối cùng là rắc tiêu và hành lá, ăn nóng.

(Chia sẻ cùng bạn) Trong 100g thịt lươn chứa:
- Chất đạm: 12,7g.
- Chất béo tổng cộng: 25,6g trong đó cholesterol: 0,05g.
- Năng lượng: 285 calo.
- Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU, Vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg.
- Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.

>>> Miến lươn
>>> Lươn om giềng mẻ

Cháo lươn ấm lòng tối thu

Khi thời tiết của mùa thu dần chuyển sang se lạnh, hãy cùng cả nhà quây quần bên nồi cháo nóng hổi, bổ dưỡng, với thịt lươn ngọt và đỗ xanh ngọt mát.
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Nguyên liệu:

- 300g lươn
- 1/4 bát con gạo tẻ
- 1 nhúm đỗ xanh đã sát vỏ
- Nửa thìa nhỏ bột nghệ
- Hành khô, muối, hạt nêm, rau răm, hành hoa, rau mùi và tiêu
- Ớt bột và dấm.

Cách làm:
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Bước 1:

- Lươn làm sạch, moi bỏ ruột, cho lươn ra rổ, thêm muối, dấm vào, dùng tay chà mạnh để lươn ra hết chất nhớt cho thật sạch, cắt thành từng khúc ngắn vừa ăn, để lươn lên rổ cho ráo nước.
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Bước 2:

- Lọc lấy phần thịt lươn, phần xương bạn đem đun với nước lọc khoảng 30 sau đó lọc phần xương bỏ đi, giữ lấy phần nước để nấu cùng với cháo. Ướp vào bát lươn một thìa nhỏ muối, bột nghệ, hành khô, ớt bột trong vòng 30 phút.

- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, cho lươn vào xào chín, múc ra bát để riêng.
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Bước 3:

- Gạo nếp đãi sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Bước 4:

- Đỗ xanh đãi vài lần với nước cho sạch, ngâm đỗ khoảng 30 phút đến 1 tiếng trong nước ấm
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Bước 5:

- Đun nóng chảo, đổ gạo vào rang đến khi hạt gạo se lại.
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Bước 6:

- Tiếp theo cho gạo, đỗ xanh và thêm nước đã ninh xương lươn, đun lửa nhỏ để gạo và đỗ xanh chín nhừ. Nêm vào nồi cháo một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Bước 7:

- Rau răm, hành hoa, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Bước 8:

- Tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào nồi cháo.
Cháo lươn ấm lòng tối thu
Bước 9:

- Khi dùng múc cháo ra bát, bên trên thêm một ít lươn xào thơm, thêm rau mùi và rau răm, dùng nóng.

Theo Ngôi Sao

2 món cháo đêm ngon tuyệt

Hãy làm các món cháo đêm thơm ngon cho cả nhà nhé.
2 món cháo đêm ngon tuyệt
Cháo trai

Không cần phải đi ra ngoài hàng mới có đồ ăn đêm mà ngay tại nhà bạn cũng có thể làm để gia đình. Món cháo trai cũng là một gợi ý hay cho bữa ăn đêm.

Con trai mua về đem rửa sạch, gỡ luộc lên rồi gỡ lấy phần thịt. Còn nước luộc bạn đừng bỏ đi nhé, mà chắt lấy phần nước trong dùng nấu cháo.
Nếu trai to bạn có thể thái miếng thịt làm đôi hoặc các miếng vừa ăn, phi hành thơm lên sau đó cho trai vào xào. Nếu bạn không muốn xào thịt trai cũng được nhưng như vậy sẽ không thơm và ngon bằng cách xào lên với hành.
Các chị em lưu ý, ban đầu trai sẽ tiết nước, đợi nước xào trai gần cạn các bạn mới rót nước mắm vào xào cho trai săn lại, bí quyết để trai dậy mùi chính là nước mắm đấy các bạn ạ, cũng có thể dùng các loại bột canh hoặc bột nêm thay thế nhưng chắc chắn món cháo sẽ không thơm ngon như khi ta dùng nước mắm.

Vào buổi đêm se lạnh mà được bát cháo trai thơm lừng dậy mùi hành răm thật chẳng còn gì bằng.

Cháo hàu

Thịt hàu vốn rất ngon, ngọt lại giàu chất dinh dưỡng, vì thế thỉnh thoảng nấu món cháo này để cả nhà thưởng thức cũng là một lựa chọn không tồi.
Để cháo hàu được ngon, bạn nên nấu chung cả gạo nếp với gạo tẻ nhé. Ngoài ra, hạt sen, cà rốt, và các loại rau thơm, hay gia vị khác sẽ khiến cho món cháo thêm hấp dẫn.
Theo như một số chị em chia sẽ, tỉ lệ gạo tẻ với gạo nếp là 1 : 0.5, đem trộn lẫn hai loại gạo với nhau rồi ngâm trong vòng 2 – 3 tiếng sau đó đãi sạch.
Còn thịt hàu phải đem xào chín, nêm ít nước mắm mới thơm.

Với bát cháo hàu nóng hổi, thơm ngon, chẳng ai trong gia đình bạn có thể chối từ được cả.

Theo Mộc Lan(Eva)

Ăn đêm với cháo hàu thơm ngon

Cùng cả nhà thưởng thức món cháo thơm ngon này nhé.
Ăn đêm với cháo hàu thơm ngon
Nguyên liệu:

- Hàu: 1kg
- Gạo tẻ: 100 gr
- Gạo nếp: 50 gr
- Hạt sen tươi (khô): 50 gr
- Cà rốt: 1 củ
- Hành khô, gừng, hành hoa, rau răm, hạt nêm, hạt tiêu, mắm.
Thực hiện:

Bước 1: Lấy 2 phần gạo tẻ và 1 phần gạo nếp trộn lẫn với nhau, ngâm gạo trong vòng 2 – 3 tiếng, rồi đãi sạch.
Bước 2: Hạt sen khô đem ngâm nở trong vòng vài tiếng.
Bước 3: Dùng bàn chải nhỏ hoặc búi cọ xoong, cọ sạch bùn đất trên vỏ hàu. Dùng mũi dao lách vào miệng hàu, nghiêng dao về phía vỏ trên của hàu để tách đôi vỏ hàu. Đổ nước hàu vào một cái bát rồi tách thịt hàu vào. Khi tách hết chỗ hàu thì lọc nước hàu qua một cái rây để loại bỏ những miếng vỏ hàu nhỏ xíu. Ruột hàu đem rửa sạch những miếng vỏ hàu nhỏ bám vào, rửa cả phần riềm đen.
Bước 4: Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu. Rau răm, hành hoa nhặt bỏ rễ và lá già, rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô lột bỏ vỏ, băm nhỏ. Gừng cạo bỏ vỏ, thái chỉ (băm nhỏ).
Bước 5: Cho gạo và hạt sen vào nồi cơm điện, đổ nước cao gấp 3 - 4 lần gạo. Ninh cho đến khi còn khoảng 1/3 lượng nước thì ấn lên nút warm để ủ cho cháo nhừ. Khi cháo nhừ thì đổ nước hàu và cà rốt vào, lại ấn sang nút cook để nấu chín cà rốt. Nêm thêm chút hạt nêm và mắm cho vừa miệng.
Bước 6: Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho hành và gừng vào phi thơm. Cho tiếp hàu vào xào cho đến khi hàu chín. Nêm thêm tí xíu nước mắm, đảo đều rồi tắt bếp. Cho hàu ra 1 cái bát, để riêng.
Bước 7: Khi ăn thì múc cháo ra bát, thêm hàu, nước xào hàu tiết ra, hành hoa, rau răm, gừng, hạt tiêu vào.
Đảo đều tất cả lên rồi ăn nóng nhé.
Chúc các bạn ngon miệng!

Thùy Nguyễn (Eva)

Ăn đêm với cháo chim cút bổ dưỡng

Ngay tại nhà bạn cũng có thể làm món cháo để tẩm bổ ban đêm mà không cần phải ra hàng.
Ăn đêm với cháo chim cút bổ dưỡng
Chim cút nấu cháo thì thịt và xương mau mềm hơn, cháo cũng ngọt và thơm như nấu cháo gà. Hàng bán chim cút thường bán thêm cả tim và trứng chim, chúng ta cũng có thể mua thêm 1 lạng về xào riêng để ăn cùng với cháo, vừa ngon mà trông bát cháo chim cút cũng hấp dẫn hơn.

Nguyên liệu:

- 2 con chim cút
- 1/2 lon sữa bò gạo, trong đó 1 nửa gạo nếp 1 nửa gạo tẻ
- 100g tim và trứng chim
- 2 củ hành tím, thái nhỏ
- Vài nhánh hành lá
- 1 bó mùi tàu
- Mắm, tiêu, dầu ăn, hạt nêm

Cách làm:

Bước 1: Chim cút làm sạch (nhổ kĩ lông tơ, xát muối, rửa sạch, để ráo). Để nguyên con hoặc xẻ đôi, xẻ tư.

Ướp chim với hành tím, mắm, tiêu.

Ướp tim và trứng chim với mắm, tiêu, để riêng.

Bước 2: Gạo đem rang vàng, sau đó vo sạch, để ráo.

Cho chim vào nồi, đảo thịt khoảng vài phút thì cho gạo vào, đảo thêm 5 phút thì thêm nước cho ngập gạo và chim, đun sôi. Sau đó để nhỏ lửa hầm cho chim và gạo nhừ. Thỉnh thoảng phải kiểm tra để thêm nước vào vì gạo nở ra hút nước rất mau, mỗi lần kiểm tra nồi cháo thì ngoáy để cháo không bị cháy ở đáy nồi.
Bước 3: Khi hạt gạo đã nát nhừ, thêm hạt nêm cho vị mặn vừa ăn.
Hành lá, mùi tàu thái nhỏ, để riêng phần đầu hành trắng.

Bước 4: Làm nóng dầu ăn, phi thơm đầu hành trắng rồi cho trứng và tim chim vào xào chín.

Múc cháo ra bát, cho trứng và tim chim đã xào lên trên bát cháo. Rắc hành lá, mùi tàu và hạt tiêu (nếu bạn thích).

(Theo Kokotaru)

Trổ tài nấu cháo tôm bí đỏ ngày mát trời

Món ăn vừa bổ lại vừa thơm ngon; từng muỗng cháo ngọt thơm ăn tới đâu ấm bụng tới đó, chắc chắn bé sẽ thích mê!
Trổ tài nấu cháo tôm bí đỏ ngày mát trời
Nguyên liệu:

- 1 miếng bí đỏ 200gr
- 1 nắm gạo nếp

- 200gr tôm tươi

- Muối, hạt nêm

- Ngò, hành lá.
Bước 1:

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
Bước 2:

Gạo nếp vo sạch, ngâm nước vài tiếng cho gạo nở.
Bước 3:

Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy theo độ tuổi của bé rồi ướp với chút bột nêm và đầu hành trắng giã nhuyễn.
Bước 4:

Bắc nổi nước nóng, cho nếp và bí đỏ vào nấu nhừ. Lưu ý lượng nước gấp đôi lượng nếp.
Nấu lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp và bí thật nhừ. Trong lúc nấu bạn nhớ khuấy đều để cháo không dính đáy nồi, dễ bị khét.
Bước 5:

Cháo chín nhừ bạn cho tôm vào đợi chín tới thì tắt bếp.
Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành ngò lên trên, dùng nóng.
Vào những lúc tiết trời giao mùa se lạnh, bạn hãy thử trổ tài nấu cháo tôm bí đỏ để cả nhà cùng quây quần thưởng thức nhé! Món này không những hấp dẫn, đẹp mắt mà còn giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là cho bé yêu nhà bạn. Món cháo này bạn cũng có thể nấu để làm bữa sáng cho cả nhà, rất nhẹ bụng mà đủ chất để khởi đầu một ngày mới đầy hứng khởi!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Theo Afamily

Cháo cá rô đồng vừa thổi vừa ăn

 Nồi cháo chín phải vớt cá cho ra đĩa riêng, phải vừa thổi vừa ăn thì mới ngon.

Cá rô đồng có thịt béo, mềm, thơm, ngon; chúng thường sống ở các ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch. Vào mùa mưa, mực nước thay đổi cũng là lúc cá bắt đầu sinh sản. Nắm được đặc điểm sinh học này cho nên nhiều người dân quê tôi thường hay giăng lưới, thả câu để bắt cá.

Cá rô đồng chế biến nhiều món ăn ngon dân dã mang đậm chất quê như: cá rô chiên xù, kho tộ, nấu chua lá me... nhưng ngon nhất và hấp dẫn nhất vẫn làm món cháo. Hễ hôm nào “đánh” được nhiều cá rô đồng là tôi nghĩ ngay đến món cháo cá. Dĩ nhiên cá rô đồng có đủ kích cỡ, nhưng khi nấu cháo phải chọn những con to cỡ bằng ba, bốn ngón tay vì như thế cá mới có thịt nhiều, ăn mới ngon. Ngon nhất vẫn là những con cá đang mang trứng, mập ú. Khi nấu cháo đừng cắt vụn, phải cho nguyên con vào trong nồi cháo, như thế sẽ tránh được xương cá lẫn lộn với cháo.
Cháo cá rô đồng vừa thổi vừa ăn
Để có được nồi cháo cá nguyên chất, khi chế biến cũng phải cất công. Đầu tiên, khi giăng lưới, thả câu bắt cá về làm sạch cả vây và ruột cá, ướp chút gia vị. Khi nồi cháo sôi, hạt gạo bắt đầu nở lúp búp, cho cá vào độ khoảng 5-7 phút thì nhắc nồi cháo xuống, nêm thêm gia vị như tiêu, bột ngọt... đừng quên cho vài cọng ngò.


Mỗi một món ngon nhất thiết phải có gia vị phù hợp. Vì vậy, nồi cháo thơm ngon hay không một phần là ở gia vị. Thịt cá, gia vị hòa quyện với cháo làm cho người thưởng thức có cảm giác vừa beo béo của thịt cá vừa thơm thơm của gia vị, của cây ngò đồng quê. Cái độc đáo nhất của con cá nấu cháo là nó béo, thơm, mềm đến lạ thường. Nồi cháo chín phải vớt cá cho ra đĩa riêng, khi ăn kết hợp với chén muối lá é, và phải vừa thổi vừa ăn thì mới ngon.

Dù ở nơi đâu, được ăn nhiều món ngon khắp chốn, nhưng mỗi khi nhắc đến các món ăn dân dã của đồng quê tôi lại cứ nhớ món cháo cá rô đồng...

Theo Món ngon Sài Gòn

Bí quyết nấu cháo ngon và nhừ

Để cháo ngon, bạn cần phải canh lửa kỹ, chống trào và có những lúc cũng biết cách nấu cháo nhanh.
Bí quyết nấu cháo ngon và nhừ
Nấu cháo mau nhừ

Khi nấu cháo đậu xanh có trộn thêm gạo, muốn cháo mau nhừ, bạn chỉ cần giã một ít phèn chua cho vào. Cách làm này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhiên liệu.

Để cháo trắng thơm ngon hơn
Nhiều người cho rằng, cháo trắng nấu thế nào cũng vẫn nhạt, nhưng thật ra, cháo trắng cũng có hương vị riêng của nó. Để cháo trắng thơm hơn, trước khi tắt bếp, bạn nên cho vào nồi cháo một vài lát vỏ quýt rồi vớt ra, cháo sẽ có hương vị quyến rũ hẳn.

Nấu cháo không bị trào

Để hạn chế cháo bị trào trong lúc nấu, ngoài việc canh lửa vừa, bạn cũng cần lưu ý thời gian cho gạo vào. Không nên cho gạo vào ngay nước lạnh rồi đun hay cho vào lúc nước đã sôi mà nên cho lúc nước ở nhiệt độ từ 50-60oC. Bạn cũng nên cho vào gạo ít muối khi nấu.
Nấu cháo bằng bình thủy (phích nước)

Đây là cách dân gian hay dùng, nhất là khi cần thăm nuôi bệnh nhân trong bệnh viện, điều kiện nấu nướng không có. Lúc này, chỉ cần vo một ít gạo (gạo chiếm ¼ phích), sau đó rót nước đang sôi sùng sục vào phích (không rót đầy, tránh tình trạng khi gạo nở bị trào), sau đó đậy nắp lại và để vài tiếng đồng hồ, cháo sẽ nhừ và vẫn còn nóng. Khi đó, chỉ cần trút cháo ra và dùng như bình thường.

Nấu cháo bằng cơm nguội mà vẫn ngon

Tận dụng cơm đã chín để nấu cháo cũng là một cách tiết kiệm thời gian. Lưu ý, trước khi nấu, hãy dội cơm qua nước lạnh, cháo sẽ không bị dính, cháy. Cháo nấu ra sẽ ngon không kém nấu bằng gạo.

Theo Eva

Soup gà hạt sen bổ dưỡng mà hấp dẫn

Món ăn này rất tốt cho giấc ngủ, lại thanh mát cơ thể. Vị bùi bùi của hạt sen khiến món ăn trở nên độc đáo, hấp dẫn.

Soup gà hạt sen bổ dưỡng mà hấp dẫn
Nguyên liệu gồm có:

- 1 con gà ta loại nhỏ.
- 200 gram hạt sen.
- 1 quả trứng gà.
- 1 củ cà rốt.
- Ngò rí. ( hạt tiêu )

- Gà rửa sạch, cho vào nồi chừng 4 chén nước, luộc khoảng 30 phút. Khi gà chín, vớt ra.

- Phần thịt ức gà lọc riêng ra, xé nhỏ. Giữ lại phần nước dùng.

- Hạt sen rửa sạch, tách đôi, lấy tâm sen ra, nếu bạn có thể ăn đắng được thì để cả tâm sen.

- Trứng gà đánh tan.

- Cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu.

- Bạn đun sôi lại phần nước luộc gà, cho hạt sen vào, nấu mềm.

- Tiếp đến, bạn cho cà rốt vào, nêm nếm chút gia vị, bột nêm cho vừa ăn rồi trút gà xé sợi vào.

- Vặn lửa hơi to cho nước sôi, từ từ rót trứng gà vào để tạo vân cho đẹp.

- Múc ra tô, rắc ngò rí lên trên, dùng nóng

Soup gà là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa. Một chén súp thơm ngon, hấp dẫn dùng khai vị sẽ kích thích, giúp bạn có cảm giác ngon miệng cho những món ngon tiếp theo. Còn gì bằng một bát soup gà hạt sen mát lòng vào những ngày trời nóng oi bức! Món ăn này rất tốt cho giấc ngủ, lại thanh mát cơ thể. Vị bùi bùi của hạt sen khiến món ăn trở nên độc đáo.

Chúc bạn ngon miệng!

Theo afamily

Món Cháo Ngon, Bổ Dưỡng Cho Mùa Hè

Ăn cháo vào mùa hè sẽ giúp cung cấp nước cho cơ thể. Không chỉ thế, cháo còn có thể cung cấp chất dinh dưỡng để bảo vệ dạ dày. Dưới đây là 8 gợi ý về các món cháo cho mùa hè năm nay

1. Cháo vịt
Nguyên liệu: thịt vịt, gừng, tỏi, rau cần, tỏi, hạt tiêu trắng, gạo nếp, gạo tẻ.

Cách chế biến:

Ngâm khoảng nửa bát gạo nếp và nửa bát gạo tẻ trong vòng nửa tiếng đồng hồ
Bước tiếp theo bạn hãy đun dầu cho nóng, sau đó bỏ thịt vịt vào chao qua cho tới khi thịt dậy mùi thơm. Tiếp đó, đổ phần gạo đã được ngâm để ráo nước vào chao qua một chút dầu, đến khi thấy hạt gạo bóng lên là được.
Dùng một chiếc nồi áp suất, đổ gạo và thịt vịt đã được chao qua vào đun nhỏ lửa trong vòng nửa tiếng đồng hồ.
Khi thấy cháo nhuyễn hạt và dậy mùi thơm, lúc này, bạn múc cháo ra bát, hãy bỏ gừng đã được cắt  nhỏ, rau cần, thêm muối, mì chính và hạt tiêu rắc lên trên và thưởng thức nóng.

2. Cháo ngân hoa

Cháo ngân hoa là loại cháo có vị ngọt nhẹ giúp giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Để có thể nấu được loại cháo này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Nguyên liệu: Gạo, ngân hao, nước, hạt tiêu

Cách chế biến:

Dùng 30 gram ngân hoa cho thêm  nước vào xay và lọc lấy khoảng 150 ml hỗn hợp.
Tiếp đó, đổ khoảng 50 gram gạo đã được vo sạch, thêm 300 ml  vào nấu cùng.
Khi thấy cháo dậy mùi và bóng hạt, bạn bắc cháo ra thêm hạt tiêu vào thưởng thức. Cháo ngân hoa thường được dùng vào buổi sáng hoặc ăn nhẹ vào buổi tối. Loại cháo này có tác dụng giúp giải cảm, chống đau đầu, viêm họng, phù hợp với những người mắc bệnh cao huyết áp.

3. Cháo hạt sen

Hạt sen có tác dụng giúp an thần, dễ ngủ. Dùng hạt sen để nấu cháo sẽ không chỉ là món ăn ngon mà nó cũng được coi là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Nguyên liệu: Gạo,  nước, hạt sen, mì chính, muối, hạt tiêu

Cách chế biến:

Gạo rửa sạch, để ráo nước
Hạt sen rửa sạch, để khô
Bước tiếp theo, hãy bỏ gạo vào nấu cùng với hạt sen. Đung nhỏ lửa trong vòng nửa tiếng.
Khi thấy hạt sen bở tơi, có mùi thơm, bạn hãy cho thêm gia vị vào cho vừa miệng và bắc ra.

4. Cháo khổ qua

Từ lâu, chúng ta ai cũng biết tới tác dụng đặc biệt của khổ qua. Ngoài tác dụng chữa bệnh, hãm trà để uống, người ta còn dùng khổ qua để nấu thành cháo ăn trong mùa hè. Cách nấu món cháo này rất đơn giản và dễ làm.

Nguyên liệu: khổ qua thái lát mỏng, gạo nếp, đường viên, muối.

Cách chế biến:

Dùng khoảng 100 gram khổ qua đã rửa sạch, thái lát mỏng.
Sau đó,  dùng khoảng 100 gram gạo nếp thêm nước và đun trong vòng nửa tiếng.
Khi thấy hạt gạo đã mềm, bỏ khổ quan vào nấu cùng.
Cuối cùng, thêm đường viên vào cho vừa ăn.

5. Cháo mực
Nguyên liệu: Cá mực khô, thịt lợn, xương gà hoặc xương ống lợn.

Cách chế biến:
Bỏ khô mực và xương gà vào ninh lấy nước.
Tiếp đó, bỏ gạo vào nấu cùng với nước ninh xương. Đến khi gạo nhừ, mở vung ra và vặn to lửa, sau đó thêm thịt nạc vào, đảo đều.
Cuối cùng, nêm mắm muối vừa ăn và múc ra bát thưởng thức.

6. Cháo bạc hà
Nguyên liệu: 30 gram lá bạc hà tươi hoặc 15 gram lá bạc hà phơi khô, gạo, hạt tiêu, muối.

Cách chế biến: Bỏ gạo vào nấu cho tới khi nhừ hạt. Tiếp đó cho lá bạc hà cắt nhỏ thành sợi  vào đun cùng và bắc ra, nêm mắm muối vừa ăn. Loại cháo này rất thích hợp dùng để giải cảm vào mùa hè.

7. Cháo đậu xanh

Đậu xanh là loại hạt có tác dụng giúp giả nhiệt hữu hiệu trong mùa hè. Chính vì thế mà các bà nội trợ thường hay sử dụng lọa hạt này nấu thành cháo ăn. Để nấu cháo đậu xanh, chúng ta cần những nguyên liệu sau:

Nguyên liệu: Đậu xanh. Gạo nếp, muối

Cách chế biến:

Đậu xanh rửa sạch để ráo nước
Bỏ gạo và đậu xanh đem nấu trong nồi áp suất, vặn nhỏ lửa và đun cho tới khi thấy hạt gạo mềm là được.

Cháo đậu xanh có thể dùng để ăn cùng với cà muối hoặc thêm đường tùy theo khẩu vị của từng người.
Kim Anh
Theo Xinhua
Back to top