Lẩu nấm

Món lẩu nấm thanh ngọt sẽ giúp cân bằng lại cơ thể, chuẩn bị năng lượng tràn đầy cho nhịp sống ngày càng hối hả và bận rộn.
Cách làm lẩu nấm không khó nhé!
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 3 khẩu phần)
- 300g xương heo
- 100g nấm kim châm; 100g nấm đông cô; 100g tôm tươi; 100g tàu hũ tươi (váng đậu); 100g chả xoắn của Nhật; 100g bắp non
- 1 bó nhỏ rau tần ô (cải cúc); 10g muối; 50g bột nêm; 1kg bún
 Mát trời làm lẩu nấm ăn chơi - 1
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch xương heo. Đặt một chiếc nồi lên bếp, cho xương heo và nước sạch vào xâm xấp mặt xương, mở lửa lớn. Nấu khoảng 5 phút để xương ra chất dơ, tắt bếp và đổ phần nước dơ đi. Sau đó, cho thêm 1.2 lít nước sạch vào, nêm 10g muối, 50g bột nêm và mở lửa vừa, hầm xương trong 45 phút.
 Mát trời làm lẩu nấm ăn chơi - 2
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu ăn kèm:
Luộc chín, bóc vỏ trứng cút. Bỏ gốc, rửa sạch, để ráo bắp non. Rửa sạch, cắt lát mỏng chả Nhật. Bỏ gốc, rửa sạch nấm kim châm, nấm đông cô và rau tần ô. Rửa sạch, bỏ đầu tôm. Rửa sạch, cắt miếng vừa ăn tàu hũ.
 Mát trời làm lẩu nấm ăn chơi - 3
Bước 3: Khi nước lẩu chín, lần lượt cho nguyên liệu vào trụng theo thứ tự bắp non, nấm đông cô, chả Nhật, trứng cút, nấm kim châm, tần ô, tôm và tàu hũ. Lẩu được ăn kèm với bún.
 Mát trời làm lẩu nấm ăn chơi - 4
 Mát trời làm lẩu nấm ăn chơi - 5

Lưu ý:
- Trong quá trình hầm xương, có thể chú ý vớt bọt bẩn để nước lẩu được trong.
- Không nên trụng rau quá lâu, sẽ khiến rau bị nhũng mất ngon.

Lẩu riêu cua gà ta

Nguyên liệu:
- Cua đồng: 500g - 1kg (tùy theo số lượng người ăn); gà ta: 1 con hoặc ½ con tùy số lượng người ăn, nên chọn gà trống từ 1.8kg trở lên
- Đậu phụ: 5 – 6 bìa; măng chua: 500g; mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị; cà chua: 3-5 quả thái miếng cau; rau sống: xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, một số loại nấm, chanh, ớt…
- Rau muống, cải chíp hoặc cải thảo.
- Bún sợi nhỏ hoặc miến
- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu để chấm
 4 món lẩu hấp dẫn cho tất niên - 1
Cách làm:
- Đậu khuôn cắt miếng nhỏ bày ra đĩa.
- Các loại rau nhúng, rau thơm, xà lách rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước, khi ăn bày ra đĩa. Rau cải chip cắt rời phần gốc khoảng 2-3cm để trang trí.
- Nấm linh chi, nấm kim châm cắt khúc rửa qua nước muối loãng rồi bày ra đĩa.
- Măng thái miếng mỏng cho vào nồi luộc cùng chút muối, rửa sạch qua nước lã.
Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Tuy nhiên món này muốn ngon thì không thể thiếu mẻ và dấm bỗng.


- Gà làm sạch chặt miếng nhỏ vừa ăn.
Phần đầu, cổ, chân và cánh cho vào nồi ninh lấy nước dùng, phần còn lại bày ra đĩa.
Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.
- Chế nước dùng cua và nước dùng gà vào nồi lẩu, cho mẻ vào, nêm thêm một chút dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp đến cho cà chua, gốc rau cải chíp rồi thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu, nồi nước lẩu trông sẽ rất hấp dẫn.
Khi ăn  thả thêm chút hành lá, gốc hành hoặc củ hành tươi cắt lát mỏng, măng chua... Cho thịt gà vào nấu chín cùng với nấm, ăn kèm với bún hoặc mỳ. Món lẩu riêu cua gà ta này đảm bảo sẽ làm cả nhà hài lòng.

Lẩu mắm nóng hổi, đậm đà

Lẩu mắm là “bản hòa tấu” tổng hợp các đặc sản sông nước với những sản phẩm ruộng đồng. Chính nhờ nguyên liệu phong phú, ngoài sự hấp dẫn về hương vị, món ăn này còn đem lại cho người thưởng thức sự bắt mắt về màu sắc.
Lẩu mắm là một món đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Nó chính là sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa người Khmer và người miền Nam trong quá trình khẩn hoang.

Lẩu riêu cua bắp bò, sườn sụn

Nguyên liệu:
- Cua đồng: 500g - 1kg (tùy theo số lượng người ăn); sườn sụn: 500g; bắp bò: 500g; đậu phụ: 5 bìa - 10 bìa; mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị
- Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mắm tôm sẽ tỏa hương tưng bừng.
- Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.
- Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt…Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau
- Bún sợi nhỏ
- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
 4 món lẩu hấp dẫn cho tất niên - 3
Cách làm:
- Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.
- Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.


- Đậu khuôn cắt miếng nhỏ rán vàng, bày ra đĩa. Bắp bò thái mỏng bày ra đĩa. Trước khi thái cho thịt bò vào ngăn đá khoảng 15 phút thái sẽ dễ dàng hơn và trình bày cũng đẹp mắt hơn.
- Rau sống rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước, khi ăn bày ra đĩa. Hoa chuối thái nhỏ dùng để nhúng dần trong khi ăn.
- Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Nhà mình nuôi được mẻ nên hay dùng mẻ hơn. Mẻ, dấm bỗng, mắm tôm làm nên hương vị đặc trưng của món lẩu riêu cua.
- Chế nước dùng cua và nước ninh sườn sụn vào nồi lẩu, vớt sườn sụn thả vào cùng với cà chua đã xào chín. Cho mẻ vào, nêm thêm một chút dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu. Khi ăn  thả thêm chút hành lá, gốc hành hoặc củ hành tươi cắt lát mỏng, mấy lát đậu đã rán vàng, một nhúm hoa chuối sẽ được nổi nước lẩu thật sinh động. Nhúng thịt bò ăn kèm với bún, sườn sụn giòn mềm cùng với rau sống, không còn gì tuyệt vời hơn.

Lẩu nấm chay cho người chán thịt

Cả một cái tết nhìn đâu cũng thấy thịt với cá, muốn tìm chút rau xanh cho mát ruột cũng khó. Khổ nỗi, mùa đông ngoài mấy loại như bắp cải, su hào, su su... thì rau xanh và rau sống thì hơi bị khó kiếm luôn. May mà nghĩ ra cái lẩu nấm chay, chay thôi vì thịt cá thì ai cũng thấy ngán rồi.

Nguyên liệu: 
- Nấm đùi gà: 100 g
- Nấm kim châm: 100 g
- Nấm rơm: 100 g
- Nấm linh chi: 100 g
- Nấm đông cô: 100 g
- Đậu phụ: 4 miếng
- Rau ăn lẩu: cải bẹ trắng, cải cúc, cải thảo, bó xôi
- Mì: 4 vắt
- Su hào: 1 củ
- Su su: 1 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Củ cải: 1 củ
- Hành tây: 1 củ
- Gia vị: hạt nêm.
Món ăn ngon: Lẩu nấm chay cho người chán thịt
Lẩu nấm chay ngon nhưng khá... chát vì nấm thường... đắt
Read more »

Cách làm Lẩu cua đồng

Lẩu cua đồng được nhiều ưa thích vì vị chua thanh mát lại vẫn đậm đà, rất thích hợp cho những ngày trời se lạnh.
Với cách làm lẩu cua đồng như thế này, cả nhà sẽ có một bữa ăn đầy hấp dẫn và thú vị.

Nguyên liệu: (cho 5-6 người ăn)

- Cua đồng: 700 gram
- Xương ống: 500 gram
- Bắp bò: 500 gram
- Đậu phụ: 4 bìa
- Cà chua: 4 quả to
- Sấu xanh: 5 - 6 quả
- Dấm bỗng: 1/2 bát con
- Gừng: 2 củ to
- Hành khô: 10 củ
- Rau nhúng lẩu: Rau xà lách hoặc rau diếp, tía tô, kinh giới, hoa chuối... (Có thể thay thế bằng các loại rau ưa thích)
- Dầu ăn, gia vị...

Thực hiện:

Bước 1: Ninh nước dùng xương

- Trước tiên, đặt vỉ nướng lên bếp ga, để lửa ở mức vừa phải, nướng xém vỏ một nhánh gừng nhỏ và 3 - 4 củ hành khô. Nướng xong, dùng dao bóc vỏ, rửa sạch. Đập dập gừng và hành để riêng.
- Xương ống rửa sạch, chần qua nước vừa đun sôi, vớt ra rửa lại một lần nữa. Cho xương, gừng và hành khô đã đập dập phía trên vào nồi, thêm 2 - 3 thìa canh gia vị cùng với 1 - 1.5 lít nước.

- Nếu dùng nồi áp suất, các bạn chỉ ninh khoảng 25 - 30 phút là được. Nếu ninh trên bếp ga bình thường, lưu ý không để sôi quá mạnh sẽ làm nước dùng không được trong.
Bước 2: Lọc cua

- Cua đồng mua về đổ vào trong nồi nhỏ, xóc đều với muối hạt cho cua nhả hết bẩn. Rửa nhiều lần với nước. Tách bỏ phần mai, gạt gạch cua vào bát nhỏ. Phần thịt cua cho vào cối giã nhuyễn.

- Nếu không muốn lích kích, các bạn có thể mua cua giã sẵn ngoài chợ.
- Hòa cua xay với khoảng 1 - 1.5 lít nước sạch để lấy nước. Nên bóp nhuyễn cua xay khoảng 5 - 10 phút để phần nước được đặc.
- Tiếp theo, lọc lấy nước trong qua một chiếc rây nhỏ.
Bước 3: Rán đậu

- Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn, để thật ráo nước. Không nên rán đậu ngay sau khi mua về hoặc mới rửa vì đậu còn nhiều nước và khó rán giòn.
- Cho đậu phụ vào chảo dầu nóng già. Rán đều tay trên lửa to để đậu vàng đều và giòn nhưng vẫn giữ được độ mềm, béo bên trong.
Bước 4: Ướp thịt bò.

- Gừng gọt sạch vỏ, rửa sạch, đập dập hoặc thái con chì tùy thích. Nêm khoảng 1 thìa canh gia vị, trộn đều. Chỉ nên ướp thịt bò trước khi ăn 20 phút để thịt không bị thâm.
Bước 5: Chuẩn bị rau nhúng lẩu.

- Rau xà lách và các loại rau thơm khác mua về nhặt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ vừa ăn.

- Mọi người thường thích ăn lẩu cua với rau sống, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng lẩu cua với một số loại rau mùa lạnh khác rất ngon như rau cải chíp, rau cải xoong, nấm...

Bước 6: Chế nước lẩu.

- Cà chua rửa sạch, bổ cau, không nên thái cà chua quá mỏng. Sấu xanh rửa sạch, nạo vỏ. Hành khô đập dập hoặc thái mỏng tùy thích. Tùy theo sở thích bạn có thể tăng số lượng hành khô. Càng nhiều hành khô phi thơm thì nước lẩu càng thơm.

- Đặt nồi lẩu lên bếp ga, đổ nước dùng xương đã ninh đầy 1/2 nồi. Tiếp theo, đổ bát nước cua xay đã lọc vào đầy nồi. Cho cà chua, sấu, dấm bỗng và gia vị, đun nhỏ lửa.
- Ở bước này cần đun nhỏ lửa để gạch cua đóng bánh. Nếu vội vàng đun trên lửa to thì gạch cua sẽ tan vào nước, khi ăn không cảm nhận được rõ rệt mùi vị của gạch cua.

- Trong thời gian chờ nước lẩu sôi, cho dầu ăn vào chảo nhỏ, chờ nóng già thì thả hành khô vào phi vàng.

- Khi hành khô lên màu vàng, tắt lửa, nhanh tay đổ bát gạch cua vào, dùng đũa khuấy nhẹ.

- Đổ phần gạch cua vừa phi thơm bên trên vào nồi nước dùng vừa sôi lăn tăn. Lúc này, bạn cũng có thể vớt gạch cua ra một bát, lúc nào ăn thì thả lại vào nồi.
Bây giờ, nồi lẩu cua đồng thơm ngon đã sẵn sàng để gia đình bạn thưởng thức.
Nồi lẩu cua đồng hấp dẫn, thanh mát vị chua của dấm bống và sấu tươi, nước dùng ngọt, đậm đà.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món lẩu cua đồng này nhé!

 He Yin(Eva.vn)

Lẩu cháo bồ câu


Lẩu cháo bồ câu có vị ngọt đậm đà, thơm mùi thuốc Bắc, và đặc biệt rất bổ dưỡng. Để món ăn ngon hơn các bạn không nên nấu cháo quá đặc, nên loãng vừa.

Nguyên liệu :
- Chim bồ câu: 4 con
- Nấm kim châm: 100g
- Nấm hương tươi: 100g
- Nấm mỡ: 100g
- Nấm rơm: 100g
- Gạo xay nhỏ: 100g
- Rau cải cúc: 2 bó
- Thuốc bắc: 1 gói
- Hành khô: 1 củ
- Dầu ăn: 2 thìa
- Gia vị: Mắm, hạt nêm, hạt tiêu, hành khô.

Món ăn ngon: Lẩu cháo bồ câu

Read more »

Lẩu nấm chay cho rằm tháng giêng

Thử làm lẩu nấm chay để cả nhà cùng thưởng thức trong rằm sắp tới nhé! Đây là một món ăn rất ngon của am thuc chay của Việt Nam.
Lẩu nấm chay cho rằm tháng giêng
Cả dịp Tết, gia đình nhiều chị em "ngập" trong các món ăn thịt, cá nhiều đạm và dầu mỡ. Chính vì vậy, khi ra tết phần đông chuyển sang ăn các đồ ăn chay để đổi món.

Hơn nữa, sắp đến rằm tháng giêng, rằm đầu tiên trong năm (hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu) cho nên không khí ăn chay ngày càng trở nên sôi nổi hơn. Ăn chay không phải là mê tín, mà hầu hết mọi người đều cho rằng, ăn chay để tịnh tâm.

Đồ ăn chay bây giờ cũng có đủ các loại thịt, cá, rất phong phú, chị em chỉ cần chịu khó làm cầu kỳ một chút thì cũng không kém ngoài hàng. Với những món chay có khẩu vị rất lạ, ăn lại ngọt miệng và tốt cho tiêu hóa, đảm bảo ai cũng sẽ thích mê cho mà xem.

Nếu chị em không muốn mua đồ chay nấu sẵn ở ngoài hàng, thì có thể tự chế biến các món chay cho cả nhà nhé. Ở ngoài chợ, siêu thị luôn bán sẵn những nguyên liệu chay.

Trong thời tiết lạnh này, thử làm một nồi lẩu chay nóng hổi để cả nhà quây quần bên nhau, có lẽ cũng rất thú vị. Lẩu nấm chay bao gồm các loại nấm tươi ngon, các loại củ quả... nói chung không hề gây ngán chút nào.

Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

- 100g cho mỗi loại nấm: đùi gà, kim châm, rơm, linh chi, đông cô

- 100g cho mỗi loại rau: cải bẹ trắng, cải cúc (tần ô), cải thảo, bó xôi

- 2 miếng đậu hũ non (khoảng 200g)

- 5 vắt mì (khoảng 200g)

- 1 cây chả chay (khoảng 150g)

- Rau củ nấu nước dùng: 1 củ su hào, 1 quả su su, 1 củ cà rốt, 1 củ cải mặn.

- Gia vị: muối, đường

Cách làm:

- Su hào, su su, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc lớn. Củ cải mặn xả qua nước lạnh, cắt khúc.

- Đặt nồi nước lên bếp, đợi nước sôi, cho xu hào, su su, cà rốt, củ cải mặn vào, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút để chất ngọt thấm ra nước. Chỉ nêm thêm muối cho vừa miệng ăn.

- Nấm đùi gà rửa sạch cắt lát mỏng. Các loại nấm còn lại rửa sạch, ngâm tất cả với nước vo gạo khoảng 15 phút, sau đó xả lại với nước lọc cho sạch, để ráo nước. Rau rửa sạch, cắt khúc, để riêng từng loại.

- Đậu hũ non, chả chay cắt miếng mỏng.

- Vớt bỏ các loại củ trong nước dùng, trút nước dùng sang nồi lẩu, thả vào ít búp nấm rơm (cắt làm hai) cho đẹp.

Khi dùng dọn kèm với các loại nấm, rau, đậu hũ, chả chay và mì.

Thưởng thức món lẩu nấm chay nóng hổi cùng cả nhà đem lại thật ấm cúng và thi vị.

(Tổng hợp)

Làm lẩu gà tre mừng "tận thế"

Vị ngọt, dai của thịt gà tre kết hợp với vị thơm, béo của dừa, sả cùng các loại rau củ sẽ tạo nên một mon ngon rất hấp dẫn.
Làm lẩu gà tre mừng "tận thế"
Cuối tuần rồi nên mình quyết định làm món lẩu, vừa vui, vừa ngon mà lại vừa đỡ lích kích trong khâu chế biến. Món lẩu hôm nay mình định làm là lẩu gà tre hầm sả. Có thể nhiều mẹ chưa biết món này, nhưng cách chế biến và nguyên liệu thì đều rất làm và dễ chọn.

Lẩu gà tre nên nguyên liệu đầu tiên và cần nhất chắc chắn phải là gà tre rồi. Tiếp theo là các loại rau như: ngải cứu, củ cải, cà rốt, mướp, cải xanh, cải đắng, cải thảo, rau muống, nấm hương, xà lách, giá đỗ, hành tây… và nhất thiết không được quên mua sả.

Gà tre là giống gà nhỏ nên các mẹ nên chọn con cỡ to nhất, khoảng 6 – 7 lạng/con để thịt nhiều, thịt ngọt và dai. Gà tre sáng nay có giá 230.000 đ/kg.  Sau khi chọn được gà tre rồi mình đi tìm mua rau. Ngải cứu giá 5.000 đ/mớ, củ cải đường giá 18.000 đ/kg, cà rốt là 22.000 đ/kg, mướp mùa này rất hiếm nên mình phả tìm mãi mới thấy. Tuy nhiên, mướp không những đắt: 25.000 đ/kg mà lại còn khá già.

Nhà mình không thích ăn rau cải xanh và cải đắng, vì thế mình chọn cải xoong và rau muống thay vào để các loại rau ăn kèm với lẩu thêm đa dạng. Cải xoong giá 6.000 đ/mớ, rau muống là 7.000 đ/mớ. Rau xà lách giá 3.000 đ/lạng, sả là 500 đ/củ. Giá đỗ sống giá 3.000 đ/lạng, hành tây là 20.000 đ/kg. Nhìn chung thì các loại rau đều khá đắt.

Mình mua thêm một quả dừa tươi để cho vào nước lẩu cho thơm với giá 20.000 đ/quả. Chị bán hàng cứ cam đoan là dừa xiêm, nhưng mình đoán là không phải, bởi vì mình vẫn luôn nghĩ rằng dừa xiêm thì quả phải nhỏ, còn quả dừa hôm nay mình mua được lại khá to.

Cách làm món lẩu này rất dễ nhớ. Đầu tiên mình rửa gà với rượu gừng cho sạch và hết mùi tanh, sau đó đem thui vàng và chặt thành từng miếng vừa ăn. Tiếp theo mình thả sả chẻ dọc, hành khô nướng vàng, gừng vào nồi nước đun sôi lên rồi thả hết gà tre vào. Mình cho thêm đường, bột ngọt, bột canh cho vừa ăn rồi ninh đến khi cảm thấy gà đã chín mềm thì thả tiếp nấm rơm, nấm hương, củ cải, cà rốt đã cắt miếng vào.

Lúc nồi nước lẩu gần được thì mình đổ tiếp nước dừa và một chút nước cốt dừa vào đun sôi vài phút. Cuối cùng mình cho hành lá, sả, ớt đã băm nhỏ vào nồi lẩu và tắt bếp. Tùy theo khẩu vị của gia đình mà các mẹ có thể cho thêm sa tế, quế, hồi…, hoặc nếu thích thì mua thêm thịt ba chỉ, thịt bò… để nhúng vào lẩu cho món ăn thêm đa dạng và hấp dẫn.

Món lẩu này dùng kèm với các loại rau để nhúng như: mướp, xà lách, ngải cứu, cải xoong, rau muống, giá sống, hành tây bổ múi cau… Món này cũng có thể ăn kèm bún, bánh đa, mỳ tôm…

Mình đảm bảo với vị ngọt, dai của thịt gà tre kết hợp với vị béo ngậy của dừa, vị thơm tự nhiên của sả và các loại rau củ sẽ tạo nên một món lẩu cực kỳ lôi cuốn và hấp dẫn, khiến cuối tuần của các mẹ cùng gia đình thêm ấm áp, hạnh phúc.

Làm lẩu sườn sụn thế nào mới ngon?

Trời lạnh được thưởng thức món lẩu sườn chua dịu nóng hổi thật là thích! Chế biến mon ngon này đổi bữa cho gia đình nhé các chị em nội trợ.
Làm lẩu sườn sụn thế nào mới ngon?
Nguyên liệu: cho 4 người ăn

- Sườn sụn: 1 kg
- Sườn thăn: 0.5 kg
- Đậu phụ: 8 bìa nhỏ
- Cà chua: 4 quả
- Hành tây: 1 củ
- Rau muống: 1 mớ
- Hành, mùi tàu, sấu
- Bún
Làm lẩu sườn sụn thế nào mới ngon?
Cách làm:

Bước 1: Dùng dao sắc thái sườn sụn thành những lát mỏng, bày riêng ra đĩa. Sườn thăn sau khi trần qua với nước sôi, vớt ra rửa sạch rồi các bạn mới tiến hành cho sườn vào ninh khoảng 30 phút, không cần ninh sườn kĩ kẻo khi ăn lẩu sườn sẽ bị nhừ quá.
Làm lẩu sườn sụn thế nào mới ngon?
Bước 2: Hành, mùi tàu nhặt rửa sạch, cắt khúc. Hành tây bóc vỏ xắt múi cau. Cà chua bỏ hạt, bổ làm tư.
Làm lẩu sườn sụn thế nào mới ngon?
Bước 3: Thả sấu, hành tây và 2 quả cà chua vào nồi sườn đun để lấy màu và mùi thơm. Lượng sấu các bạn gia giảm cho hợp với khẩu vị thích ăn chua của gia đình bạn nhé, nêm bột canh cho nước lẩu có độ mặn vừa miệng.
Làm lẩu sườn sụn thế nào mới ngon?
Bước 4: Khi chuẩn bị ăn, muốn nước lẩu dậy mùi các bạn chỉ việc thả vào nồi 1 nắm hành và mùi tàu là nồi nước lẩu tỏa mùi thơm rất hấp dẫn, cho nốt 2 quả cà chua còn lại vào.
Làm lẩu sườn sụn thế nào mới ngon?
Bước 5: Đậu phụ xắt miếng vừa ăn, rau muống nhặt rửa sạch, cấu bỏ bớt lá chủ yếu giữ lại phần cọng và lá non ở ngọn. Bày tất cả các nguyên liệu dùng để nhúng kèm xung quanh nồi lẩu sườn sụn nhé!
Làm lẩu sườn sụn thế nào mới ngon?
Chúc các bạn thành công!

Hà Ly(Eva)

Lẩu lươn vừa ngon lại vừa bổ dưỡng

Làm món lẩu lươn bổ dưỡng cho cả nhà thưởng thức nhé!

Lươn không những ngon mà còn bổ dưỡng. Tuy nhiên khi mua lươn, chị em cần tinh mắt để lựa chọn thật kỹ. Chọn những con có độ lớn vừa phải, có hai màu rõ rệt: bụng vàng, lưng đen. Thịt chúng sẽ chắc và thơm ngon vì đó là lươn từ ao hồ, kênh rạch bắt lên. Những con có khối lượng lớn, mình đen thường là lươn nuôi nên thịt sẽ nhão và không thơm.

Có thể nhiều chị em chưa biết, loại lươn vàng này còn được coi là một trong 4 món tươi ngon của sông. Thịt lươn có nhiều chất đạm, bột, đường, lecithin, các vitamin B1, B2, PP, K, A, E, D và Fe , Ca, P… rất tốt cho sức khỏe. Lươn có thể làm thành nhiều mon ngon, bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình. Và lươn làm lẩu cũng rất ngon.

Trong thời tiết mùa đông thật lạnh như thế này, thưởng thức món lẩu lươn nóng hổi, lúc nào cũng bốc hơi nghi ngút thật chẳng có thú nào bằng.

Nói đến lươn, có thể nhiều chị em sẽ nghĩ lươn ngon và tốt cho sức khỏe nhưng lại rất khó làm. Những con lươn khỏe mạnh, trơn tượt, gây khó khăn lúc sơ chế. Nhưng thực tế cách làm lươn không khó. Các chị em chỉ cần lưu ý, lươn làm sạch nhớt bằng cách tuốt với nước cốt chanh hay nước vo gạo. Không nên dùng giấm, vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng riêng. Khi nào thấy không còn nhớt là được.

Chị em cũng có thể cho nước nóng vào để lươn tự quẫy đạp cũng có thể sạch nhớt. Khi lươn đã sạch, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch là được.
Lẩu lươn vừa ngon lại vừa bổ dưỡng
Nhìn những miếng thịt lươn vàng ươm trong nồi lẩu hấp dẫn, chẳng ai có thể nỡ chối từ được.

Nguyên liệu:

- 600g lươn
- 200g thịt ba chỉ
- 300g củ chuối
- 20g nghệ
- 30g mẻ
- 50g hành lá
- 30g rau răm
- 30g hành tím củ
- 2 quả ớt sừng
- Bún tươi
- Gia vị: Mắm tôm, dầu ăn, tiêu, rượu trắng và hạt nêm.
Lẩu lươn vừa ngon lại vừa bổ dưỡng
Cách làm:

- Lóc xương, cắt khúc 5 cm, rửa với rượu trắng cho hết tanh, để ráo. Ướp lươn với hạt nêm.

- Củ chuối lấy phần ngon, xắt sợi nhỏ, luộc qua nước mẻ nghệ cho mềm.

- Nghệ gọt vỏ, giã nhuyễn, lọc lấy nước.

- Làm nóng dầu, phi thơm hành tím, cho củ chuối vào xào. Nêm mẻ, nghệ, mắm tôm, hạt nêm. Nghệ sẽ làm cho thịt lươn có màu sắc và mùi vị đặc trưng.

- Cho tiếp lươn và 500ml nước dùng đun sôi vào, nấu lửa nhỏ, vớt bọt. Lươn và thịt vừa chín, tắt bếp.

- Múc lươn bung ra bát, rắc hành lá, rau răm, tiêu. Dùng nóng với bún tươi và nước mắm chấm ngon. Hoặc bạn có thể để lươn trong nồi rồi vừa ăn vừa nhúng với các loại rau.

Theo Eva

Lẩu bắp bò nhúng mẻ hấp dẫn

Bạn đã bao giờ thử làm món lẩu bắp bò nhúng mẻ chưa ?

Trong các món lẩu thường bao giờ cũng có gia vị tạo chua (hoặc có thể bằng me, dứa...) để nước dùng thêm ngon mà khi ăn cũng đỡ ngán. Riêng trong lẩu bắp bò nhúng mẻ, thì vị chua của mẻ là đặc trưng nhất.

Trong tiết trời đông lạnh lẽo thì đây chính là cơ hội tốt nhất để bạn có thể chiến biến mon ngon này cho cả nhà. Cảm giác được cùng những người thân yêu quây quần bên nồi lẩu nóng hổi, cảm giác thật ấm cúng và thú vị.

Cách làm món lẩu bắp bò nhúng mẻ cũng rất đơn giản. Quan trọng là việc bạn cần lựa chọn và mua những nguyên liệu để ăn kèm: như bún, dứa, chuối xanh, khế xanh, dưa chuột...

Ngoài ra, cách thưởng thức món lẩu này cũng hơi có sự khác biệt một chút. Khi ăn bạn nhúng bắp bò vào trong nồi nước dùng có vị chua thanh thơm ngon của mẻ, rồi cho vào bánh tráng cuốn với bún cùng các các loại rau, quả. Cảm giác vừa lạ mà lại ngon và hấp dẫn vô cùng.

Nguyên liệu:

- 750g bắp bò hoa, 500g bún tươi, một quả trứng gà, 3 xấp bánh tráng cuốn, 3 quả dưa leo, 3 quả cà chua, 1/2 quả thơm, 3 quả chuối xanh, 3 quả khế xanh, một củ hành tây, 2 cây sả, 2 thìa súp hành tím băm, một thìa súp mẻ, một thìa súp mắm nêm, 2 thìa súp dầu ăn, xà lách, rau thơm, ớt băm, tỏi băm.

- Gia vị: Muối, đường, hạt nêm.
Lẩu bắp bò nhúng mẻ hấp dẫn
Cách làm:

- Bắp bò hoa rửa sạch thái lát mỏng. Hành tây thái lát. Cà chua, sả, thơm bằm nhuyễn.

- Xếp bắp bò thái lát, hành tây lên đĩa, đập một trứng gà trang trí ở giữa. Khế xanh, chuối xanh, dưa leo cắt lát mỏng xếp ra đĩa. Bún xếp ra đĩa.

- Làm nước nhúng bắp bò: Hòa một thìa súp nước mẻ với 2 chén nước. Lọc lấy nước mẻ, bỏ phần xác. Bắc chảo nóng, cho dầu ăn vào phi thơm hành tím, sả, cà chua. Cho nước mẻ vào đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn. Khi ăn cho từng ít bắp bò vào nhúng tái, vớt ra đĩa. Ăn tới đâu nhúng tới đó.

- Làm mắm nêm: Phi thơm hành tím với dầu ăn, cho thơm vào xào qua, nêm ít đường, trút ra. Hòa tan ớt, tỏi với nước sôi để nguội, cho mắm nêm sau đó cho tiếp thơm đã xào vào quậy đều tay. Bắp bò nhúng mẻ ăn kèm với bún tươi, cuốn bánh tráng, khế, chuối xanh, dưa leo, rau sống.

Theo Eva

Lẩu đuôi bò - Món lẩu ngon cho mùa lạnh

Thật thích hợp để thưởng thức lẩu đuôi bò trong một ngày cuối tuần lạnh giá.

Món đuôi bò là sở trường của rất nhiều đấng mày râu. Có mon ngon từ đuôi bò nhâm nhi vào ngày cuối tuần rét mướt thật là thích thú. Vậy tại sao bạn không thử làm món lẩu đuôi bò cho ông xã và cả nhà thưởng thức nhỉ.

Đảm bảo vị ngon, mềm của đuôi bò và gân đuôi dẻo sẽ vô cùng hấp dẫn chẳng ai nỡ chối từ.

Khi mua ở ngoài hàng, đuôi bò thường được những người bán hàng làm sạch. Vì thế đuôi bò mang về, chị em chỉ cần chặt khoanh dày 1cm ở phần đầu to, phần nhỏ chặt khúc dài 3cm. Sau đó trụng sơ trong nước sôi có gừng đập giập để khử mùi, vớt ra, rửa sạch.

Nước dùng cho lẩu sẽ được hầm từ xương heo sẽ rất ngọt. Đặc biệt, rau mùng tơi được dùng để ăn kèm món này.

Ngoài ra, với món lẩu đuôi bò, nếu chị em thích có thể bổ sung thêm gân, sách bò... ăn sẽ rất hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- 1/2 kg đuôi bò
- 4 tép tỏi
- 2 củ cải trắng
- 2 quả ớt
- 300g xương heo
- 1 quả chanh
- 4 mớ rau mùng tơi
- 3 củ sả
- 1 củ gừng
- Tương bần (tương Bắc), bột ngọt, hạt nêm, đường, muối
Lẩu đuôi bò - Món lẩu ngon cho mùa lạnh
Thực hiện:

- Chặt đuôi bò, xương heo ra từng miếng vừa ăn, rửa sạch để ráo.

- Ướp xương heo với 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột ngọt để 15 phút cho thấm gia vị.

- Ướp đuôi bò với 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột ngọt cùng với 3 củ xả đập dập để 15 phút cho thấm gia vị.

- Đổ xương heo đã ướp vào nồi áp suất với 200ml nước lạnh, hầm trong khoảng 10 phút, sau đó chờ nguội, mở nồi múc xương heo ra.

- Cho đuôi bò đã ướp vào nồi áp suất với 200 ml nước lạnh, hầm khoảng 15 phút, chờ nguội, mở nắp nồi rồi vớt hết đuôi bò ra. Đổ nước xương heo đã hầm, củ cải trắng (đã gọt vỏ rửa sạch cắt khúc khoảng 5cm rồi chẻ đôi), gừng nướng chín đập dập vào nồi, thêm nước cho vừa đủ ăn. Nêm gia vị vừa miệng (hơi nhạt 1 chút), chờ củ cải vừa chín tới vớt ra cho sang lẩu. Trút đuôi bò, xương heo đã hầm nhừ, củ cải, nước lèo vào lẩu dọn lên bàn ăn.

- Rau mùng tơi rửa sạch để ráo. Khi dùng nhúng vào nồi lẩu đang sôi ăn kèm bún.

- Bằm nhuyễn tỏi, ớt cho vào 1/2 chén tương bần vắt chanh, nêm bột ngọt, đường cho vừa miệng làm nước chấm đuôi bò rất ngon.

Nguồn sưu tầm.
Back to top