Gà Tây
Gà Tây quay từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào ngày lễ Giáng sinh. Ban đầu, người phương Tây sử dụng ngỗng nhiều hơn là gà tây. Sau này, người ta nhận thấy rằng xét về khối lượng, gà tây rẻ hơn ngỗng, hơn nữa, ngỗng rất khó nuôi. Gà tây là món ăn hợp lí nhất để ăn vào mùa thu bởi lẽ gà tây được sinh ra vào mùa xuân, được nuôi trong khoảng 7 tháng, và đến thời điểm lễ giáng sinh chúng đạt được trọng lượng "lý tưởng" khoảng 4,5kg. Việc sử dụng gà tây cho lễ giáng sinh bắt đầu từ những người dân Anh Quốc.
Cocktail trứng (eggnog)
Eggnog là loại cocktail được làm bằng kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng, có thể kết hợp với bột quế hay nhục đậu khấu, thêm rượu brandy, rum hay whiskey. Thức uống này rất phổ biến trong những dịp Giáng sinh, lễ tết ở các nước Phương Tây.
Rượu táo
Rượu táo là một loại rượu làm từ táo lên men, nồng độ cồn từ rất ít cho tới không có, do đó rượu táo rất được ưa chuộng để tham gia vào những bữa tiệc gia đình có cả người lớn và trẻ nhỏ như tiệc Giáng sinh.
Rượu táo có cách làm gần giống với nước ép táo nhưng không chắt bỏ toàn bộ phần bã, mà vẫn giữ lại một phần thịt táo rồi lên men. Rượu táo vì thế không thể để lâu như nước táo ép, nhưng bù lại giữ được hương vị tươi mới, tự nhiên. Rượu táo cũng có sự kết hợp giữa nhiều giống táo khác nhau để tạo ra độ chua- ngọt – cay cân bằng nhất.
Bánh khúc cây
Bánh khúc cây bắt nguồn từ tục lệ, trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, và rượu nóng, và đọc lên những lời cầu nguyện.
Tương truyền rằng những bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà khỏi tránh được thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Những chọn lựa về các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian để làm nghi thức này thay đổi tùy theo những vùng khác nhau.
Bánh quy gừng
Cũng giống như bánh khúc cây, bánh quy gừng hay còn gọi là gingerbread là thứ bánh ít khi thiếu vắng trong lễ Giáng sinh. Những chiếc bánh thơm ngon, giòn tan với đủ các kiểu dáng, màu sắc thi nhau được làm vừa để thưởng thức vừa để đãi khách tới chơi nhà. Vị ấm áp của chiếc dường như người ta có được cảm giác xua tan đi cái lạnh của mùa Giáng sinh này.
Đến thế kỷ 16, người Anh đã “cải tiến” công thức bánh bằng cách thay vụn bánh bằng bột, cho thêm trứng và đường phèn, kết quả là bánh đã trở nên nhẹ hơn rất nhiều. Nhằm thể hiện tình cảm với các chính khách nước ngoài, Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất đã dày công tìm tòi một loại bánh vừa đơn giản vừa độc đáo.Và bà đã làm ra chiếc bánh quy gừng hình người đầu tiên của nước Anh với ruy-băng đỏ vòng quanh cổ, tượng trưng cho biểu tượng của tình yêu.
Kẹo gậy
Những chiếc kẹo gậy bạc hà xuất hiện rất nhiều trong lễ Giáng sinh và nó cũng là thứ kẹo chẳng thể thiếu được trong mỗi gia đình ở dịp lễ này. Khi mới ra đời, cây kẹo gậy mang hình dáng thẳng với màu trắng. Sau này, để trang trí cho đẹp và nổi bật hơn, những chiếc kẹo được làm thêm vằn đỏ với vị bạc hà và uốn cong 1 đầu như ngày nay.
Người ta nói rằng, chiếc kẹo gậy mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Khi lật ngược kẹo, cây kẹo có hình chữ J, chữ cái đầu tiên trong tên chúa Jesus. Màu sắc của chiếc kẹo cũng có ý nghĩa riêng. Màu trắng muốt của kẹo biểu hiện cho sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa.
Chính vì vậy mà kẹo cây gậy Giáng sinh xuất hiện như một biểu tượng thiêng liêng, đồng thời giúp con người hướng đến cuộc sống thánh thiện, tốt đẹp hơn.
Nguồn: http://hn.eva.vn/bep-eva/cac-mon-an-truyen-thong-trong-giang-sinh-c162a163735.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét