Phở- món ăn đã đi vào nhiều trang văn.
Trên văn đàn Việt Nam từ trước đến nay, tôi thấy có rất nhiều người như Vũ Bằng với Thương nhớ mười hai, Thạch Lam với Hà Nội 36 phố phường, Nguyễn Tuân với Phở, hay gần đây có Hoàng Phủ Ngọc Tường với bút ký về Chuyện cơm hến ở Huế. Riêng Nam Cao, Trẻ con không được ăn thịt chó là một truyện ngắn rất kiệm lời khi tả món ăn, nhưng chữ ông dùng rất độc...
Trong Trẻ con không được ăn thịt chó, nhà văn Nam Cao viết: "Nồi xáo bốc hơi thơm lựng. Hai bát tiết canh đông lắm. Ấy là cái điềm lành báo rằng cuộc vui sẽ hoàn toàn... Cái mùi thịt chó bốc lên thơm vô cùng. Bao nhiêu là nước chân răng?". Người nào lâu ngày chưa ăn món này, đọc đến đây, chắc cũng thèm không tả hết. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thèm kiểu khác trong bút ký Chuyện cơm hến: "Tất cả - các loại đồ màu - được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹt, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít như là rảy... nước thánh!"; và "Đi xa nhớ lại thèm đứt sợi tóc"; hoặc "Nhiều tuần lễ không có một hột cơm trong bụng, nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng".
Trong Trẻ con không được ăn thịt chó, nhà văn Nam Cao viết: "Nồi xáo bốc hơi thơm lựng. Hai bát tiết canh đông lắm. Ấy là cái điềm lành báo rằng cuộc vui sẽ hoàn toàn... Cái mùi thịt chó bốc lên thơm vô cùng. Bao nhiêu là nước chân răng?". Người nào lâu ngày chưa ăn món này, đọc đến đây, chắc cũng thèm không tả hết. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thèm kiểu khác trong bút ký Chuyện cơm hến: "Tất cả - các loại đồ màu - được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹt, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít như là rảy... nước thánh!"; và "Đi xa nhớ lại thèm đứt sợi tóc"; hoặc "Nhiều tuần lễ không có một hột cơm trong bụng, nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng".
Đối với món phở ở Hà Nội - mà bây giờ có người ví như sứ giả văn hóa của Việt Nam trên đường toàn cầu hóa - thì hơn 70 năm trước nhà văn Thạch Lam đã rất tinh tế: "Bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước thì trong mà trông lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ"; "Chừng ấy người đều hợp lòng trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng kính" (Hà Nội 36 phố phường).
Còn Nguyễn Tuân bên cạnh việc: "Vì hay la cà với phở mà tiếng nói của tôi được giàu có và chính xác hơn lên", ông lại chú ý đến tên các hiệu phở, gánh phở Hà Nội: Tên cúng cơm người bán phở hoặc tên con của họ, thường chỉ một tiếng như phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ; cũng có thể lấy cái tật nguyền của người chủ để đặt tên như phở Gù, phở Sứt; lại còn lấy chỗ đặt hàng phở như phở Gầm cầu, phở Ga tàu điện... Ông viết như đinh đóng cột: "Cái tên càng độc, âm ngắn cộc càng đáng cho người mua tin cậy, cái tên một chữ như một nhát dao thái xuống thịt chín...".
Trong việc ăn, khác với nhiều nhà văn, Nguyễn Tuân đặc biệt yêu mến cái tiếng rao bán hàng ở nhiều vùng miền mà ông ví như "cái mùi" của những vùng đất:“Ngày trước anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dầy giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất, có người rao nghe vui rền. Tại sao bây giờ Hà Nội vẫn có phở mà tiếng rao lại vắng hẳn đi?". Cái tiếng rao ấy ám ảnh Nguyễn Tuân cho đến khi ông vào Hội An (bút ký Cửa Đại): "Đi tới một nơi lạ, tiếng rao của bọn người bán quà rong có những thổ âm riêng, đã làm cho tôi cảm động hơn hết mọi cái gì của một vùng ấy". Nguyễn Tuân còn có ý định độc đáo là sưu tập tất cả các loại tiếng rao của các vùng đất trên cả nước ta để làm một công trình nghiên cứu về văn hóa.
Các nhà văn không chỉ tả các món ăn để thỏa mãn cái thú ăn uống của mình. Khi họ viết về món ăn khoái khẩu dường như có lúc họ cũng bất lực để diễn tả bằng thứ ngôn ngữ nhà văn là chữ viết! Thạch Lam khi nói về bún chả Hà Nội lại nhớ đến các bạn làm thơ: "Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm, thì ngài dễ thành thi sĩ lắm!". Cũng vậy, cụ Nguyễn Tuân lúc tả nét tài hoa của ông hàng phở khi xắt những lát thịt mỏng: "Ông nào ăn phở mà có chất họa thấy muốn vẽ tranh tĩnh vật ngay".
Từ cơm hến Huế, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lại "Hoài cảm phở" với một cách tiếp cận ngược chiều từ phở Sài Gòn ra phở Bắc, từ "phở không người lái", "phở xếp hàng", phở "Bắc Hải hóa", phở xuất ngoại theo chân người xa xứ... Rồi anh kết luận: "Những món ăn danh tiếng của một vùng đất đều lan tới những vùng khác theo luật giao lưu văn hóa và cuộc sống bình thường". Cái khác là anh Tường đã đúc kết: "Cuộc giao lưu này (của phở) gắn liền với những biến động đầy bi tráng của lịch sử dân tộc... thấy trong đó bao nhiêu hưng phế, và nếm trong thìa nước trong trẻo ngọt ngào kia một chút dâu bể của những tháng năm" (Phở hoài cảm). Vậy thì, nhà văn khi ăn có khác với nhiều người. Họ tiếp cận những món ăn bằng tất cả các cơ quan cảm giác: miệng, mũi, mắt, tai, óc tưởng tượng, trí nhớ và không quên đặt cả những món ăn ấy lên chiếc-bàn-thời-gian mà ngẫm ngợi.
Có điều trùng hợp thú vị, giống như anh Tường qua Paris nhớ về cơm hến Huế, vì thèm cơm hến đến đứt tóc; nhà văn Vũ Bằng lưu lạc ở Sài Gòn lại nhớ da diết và viết da diết về các món ăn mà ông đã để lại miền Bắc trong Thương nhớ mười hai, còn cụ Nguyễn Tuân khi đến tận Phần Lan bên trời Âu mới thấy thật thèm phở và viết về phở mà ông đã "đụng chạm" mỗi ngày hay đến như vậy!
Gần đây nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết nhiều bài rất hay liên quan đến mì Quảng. Cũng là một phần do đi xa quê mà nhớ một món ăn tuổi thơ nên mới viết được như vậy. Ông Ánh lại viết rất chân thật về chuyện chủ quan của mỗi người khi bảo vệ một món ăn mà mình yêu thích. Điều này, nhà văn xứ Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng rất minh bạch: "Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống y như người xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên đồ giả" (Chuyện cơm hến).
Nếu tác giả bài báo này nhớ không lầm, thì cả Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều phản bác chuyện phở mà không phải là phở bò! Âu đó cũng là chỗ gặp nhau của các nhà văn...
Còn Nguyễn Tuân bên cạnh việc: "Vì hay la cà với phở mà tiếng nói của tôi được giàu có và chính xác hơn lên", ông lại chú ý đến tên các hiệu phở, gánh phở Hà Nội: Tên cúng cơm người bán phở hoặc tên con của họ, thường chỉ một tiếng như phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ; cũng có thể lấy cái tật nguyền của người chủ để đặt tên như phở Gù, phở Sứt; lại còn lấy chỗ đặt hàng phở như phở Gầm cầu, phở Ga tàu điện... Ông viết như đinh đóng cột: "Cái tên càng độc, âm ngắn cộc càng đáng cho người mua tin cậy, cái tên một chữ như một nhát dao thái xuống thịt chín...".
Trong việc ăn, khác với nhiều nhà văn, Nguyễn Tuân đặc biệt yêu mến cái tiếng rao bán hàng ở nhiều vùng miền mà ông ví như "cái mùi" của những vùng đất:“Ngày trước anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dầy giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất, có người rao nghe vui rền. Tại sao bây giờ Hà Nội vẫn có phở mà tiếng rao lại vắng hẳn đi?". Cái tiếng rao ấy ám ảnh Nguyễn Tuân cho đến khi ông vào Hội An (bút ký Cửa Đại): "Đi tới một nơi lạ, tiếng rao của bọn người bán quà rong có những thổ âm riêng, đã làm cho tôi cảm động hơn hết mọi cái gì của một vùng ấy". Nguyễn Tuân còn có ý định độc đáo là sưu tập tất cả các loại tiếng rao của các vùng đất trên cả nước ta để làm một công trình nghiên cứu về văn hóa.
Các nhà văn không chỉ tả các món ăn để thỏa mãn cái thú ăn uống của mình. Khi họ viết về món ăn khoái khẩu dường như có lúc họ cũng bất lực để diễn tả bằng thứ ngôn ngữ nhà văn là chữ viết! Thạch Lam khi nói về bún chả Hà Nội lại nhớ đến các bạn làm thơ: "Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm, thì ngài dễ thành thi sĩ lắm!". Cũng vậy, cụ Nguyễn Tuân lúc tả nét tài hoa của ông hàng phở khi xắt những lát thịt mỏng: "Ông nào ăn phở mà có chất họa thấy muốn vẽ tranh tĩnh vật ngay".
Từ cơm hến Huế, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lại "Hoài cảm phở" với một cách tiếp cận ngược chiều từ phở Sài Gòn ra phở Bắc, từ "phở không người lái", "phở xếp hàng", phở "Bắc Hải hóa", phở xuất ngoại theo chân người xa xứ... Rồi anh kết luận: "Những món ăn danh tiếng của một vùng đất đều lan tới những vùng khác theo luật giao lưu văn hóa và cuộc sống bình thường". Cái khác là anh Tường đã đúc kết: "Cuộc giao lưu này (của phở) gắn liền với những biến động đầy bi tráng của lịch sử dân tộc... thấy trong đó bao nhiêu hưng phế, và nếm trong thìa nước trong trẻo ngọt ngào kia một chút dâu bể của những tháng năm" (Phở hoài cảm). Vậy thì, nhà văn khi ăn có khác với nhiều người. Họ tiếp cận những món ăn bằng tất cả các cơ quan cảm giác: miệng, mũi, mắt, tai, óc tưởng tượng, trí nhớ và không quên đặt cả những món ăn ấy lên chiếc-bàn-thời-gian mà ngẫm ngợi.
Có điều trùng hợp thú vị, giống như anh Tường qua Paris nhớ về cơm hến Huế, vì thèm cơm hến đến đứt tóc; nhà văn Vũ Bằng lưu lạc ở Sài Gòn lại nhớ da diết và viết da diết về các món ăn mà ông đã để lại miền Bắc trong Thương nhớ mười hai, còn cụ Nguyễn Tuân khi đến tận Phần Lan bên trời Âu mới thấy thật thèm phở và viết về phở mà ông đã "đụng chạm" mỗi ngày hay đến như vậy!
Gần đây nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết nhiều bài rất hay liên quan đến mì Quảng. Cũng là một phần do đi xa quê mà nhớ một món ăn tuổi thơ nên mới viết được như vậy. Ông Ánh lại viết rất chân thật về chuyện chủ quan của mỗi người khi bảo vệ một món ăn mà mình yêu thích. Điều này, nhà văn xứ Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng rất minh bạch: "Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống y như người xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên đồ giả" (Chuyện cơm hến).
Nếu tác giả bài báo này nhớ không lầm, thì cả Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều phản bác chuyện phở mà không phải là phở bò! Âu đó cũng là chỗ gặp nhau của các nhà văn...
Theo Thanh Niên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét