Phá lấu chế biến từ các nguyên liệu như khăn lông, tổ ong, xách bò, phèo... được tẩm ướp gia vị vừa ăn và ninh mềm cùng nước cốt dừa.
Cứ vào giờ tan tầm mỗi buổi chiều, các hàng phá lấu ở Sài Gòn lại trở nên nhộn nhịp. Chỉ với một chén phá lấu được nấu từ khăn lông, tổ ong, xách bò, phèo... ăn kèm với bánh mì, cũng đủ làm bạn thấy ngon miệng va hài lòng.
Món ăn có màu vàng đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng, quyến rũ. Ảnh: Khánh Hòa.
Chế biến phá lấu tương đối dễ, bạn chỉ mất thời gian làm sạch các nguyên liệu như phèo non, phổi, khăn lông, xách bò... với nước muối để không có mùi hôi khi chế biến. Sau đó đem ướp với các gia vị như muối, đường, tiêu, màu hạt điều... và ngũ vị hương, đây là gia vị chính đem lại hương thơm đặc trưng cho món ăn.
Phá lấu có thể ăn không, nhưng ngon nhất là ăn kèm với bánh mì. Ảnh: Khánh Hòa.
Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu, cho các nguyên liệu đã ướp vào xào nhanh tay. Khi vừa săn lại thì cho nước dừa vào xâm xấp mặt, nêm lại gia vị cho vừa ăn, để lửa liu riu cho món ăn được thấm gia vị, khi thấy nước phá lấu trong nồi sánh lại thì tắt bếp.
Món ăn được tăng thêm hương vị khi ăn kèm với chén mắm me chua chua ngọt ngọt. Ảnh: Khánh Hòa.
Khi có người ăn, chủ quán sẽ thái các nguyên liệu thành từng phần nhỏ, chan ngập nước phá lấu, cho vào ít rau răm để dậy mùi thơm và mang ra cho thực khách. Chén phá lấu nóng hổi, hương thơm thoang thoảng của món ăn bốc lên thật quyến rũ. Xé một miếng bánh mì, chấm vào chén phá lấu và thưởng thức để cảm nhận cái vị béo vừa ngậy, lại thơm ngon do được nấu từ nước cốt dừa. Phá lấu còn ngon vì xách, dạ dày, khăn lông... được nấu vừa chín tới, khi nhai cứ giòn giòn, sần sật mà đậm đà hương thơm của gia vị.
Khánh Hòa
Cứ vào giờ tan tầm mỗi buổi chiều, các hàng phá lấu ở Sài Gòn lại trở nên nhộn nhịp. Chỉ với một chén phá lấu được nấu từ khăn lông, tổ ong, xách bò, phèo... ăn kèm với bánh mì, cũng đủ làm bạn thấy ngon miệng va hài lòng.
Món ăn có màu vàng đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng, quyến rũ. Ảnh: Khánh Hòa.
Chế biến phá lấu tương đối dễ, bạn chỉ mất thời gian làm sạch các nguyên liệu như phèo non, phổi, khăn lông, xách bò... với nước muối để không có mùi hôi khi chế biến. Sau đó đem ướp với các gia vị như muối, đường, tiêu, màu hạt điều... và ngũ vị hương, đây là gia vị chính đem lại hương thơm đặc trưng cho món ăn.
Phá lấu có thể ăn không, nhưng ngon nhất là ăn kèm với bánh mì. Ảnh: Khánh Hòa.
Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu, cho các nguyên liệu đã ướp vào xào nhanh tay. Khi vừa săn lại thì cho nước dừa vào xâm xấp mặt, nêm lại gia vị cho vừa ăn, để lửa liu riu cho món ăn được thấm gia vị, khi thấy nước phá lấu trong nồi sánh lại thì tắt bếp.
Món ăn được tăng thêm hương vị khi ăn kèm với chén mắm me chua chua ngọt ngọt. Ảnh: Khánh Hòa.
Khi có người ăn, chủ quán sẽ thái các nguyên liệu thành từng phần nhỏ, chan ngập nước phá lấu, cho vào ít rau răm để dậy mùi thơm và mang ra cho thực khách. Chén phá lấu nóng hổi, hương thơm thoang thoảng của món ăn bốc lên thật quyến rũ. Xé một miếng bánh mì, chấm vào chén phá lấu và thưởng thức để cảm nhận cái vị béo vừa ngậy, lại thơm ngon do được nấu từ nước cốt dừa. Phá lấu còn ngon vì xách, dạ dày, khăn lông... được nấu vừa chín tới, khi nhai cứ giòn giòn, sần sật mà đậm đà hương thơm của gia vị.
Khánh Hòa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét