Lẩu rất ngon nhưng ăn như thế nào mới có tốt cho sức khoẻ?
Nên có nhiều rau xanh
Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể “tiêu trừ” dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hoà, trừ nóng và giải độc.
Trước hoặc sau khi ăn lẩu có thể ăn hoa quả hoặc uống một ly nước hoa quả để giải nhiệt chơ cơ thể.
Món lẩu nên có thêm đậu phụ, vì thạch cao trong đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hoả, trị khát.
Những người nên “kiêng”
Lẩu cay thường gây tổn thương rất lớn đến dạ dày, đặc biệt là những người có dạ dày và lá lách yếu thì chỉ nên ăn lẩu hải sản “thanh đạm” hoặc lẩu nấm.
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.
Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.
Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 - 2 tuần ăn một lần là được.
Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.
Nên ăn thêm cơm
Những người “nghiện” lẩu cũng thường ít ăn cơm. Trong khi các món lẩu rất giàu protein và chất béo. Việc ăn thêm cơm trong mỗi bữa lẩu sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng.
(Theo Tạp Chí Ẩm Thực)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét