Chế độ ăn trong bệnh Dị ứng mề đay

Mề đay (MĐ) thường được gọi là “phong chẩn”, là một loại bệnh phản ứng thũng nước có tính chất hạn chế ở từng bộ phận xuất hiện ngoài da, do những mạch máu ở niêm mạc da bị giãn ra và tăng tính thẩm thấu... Vì vậy, việc kiêng kỵ trong ăn uống có tác dụng quan trọng khi phát bệnh và đề phòng diễn biến xấu sau đó.
Chế độ ăn trong bệnh Dị ứng mề đay
 Những thực phẩm cần kiêng kỵ

Trước hết người bệnh phải biết những thực phẩm nào gây nhạy cảm đối với bệnh này. Các loại protein động vật, dễ nhạy cảm nhất là cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại, rồi đến các thức ăn có tính chất thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt, mận, thảo quả và những quả rắn (như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào), tương lạc và các loại gia vị thơm...  Ngoài ra, một số thực phẩm có tính nhạy cảm đối với một số người như rượu, sôcôla, các aldehyt chưa no (là một chất được sinh ra khi tiêu hóa chất béo và khi ăn các thức ăn rán bằng dầu mỡ) và các phụ gia thực phẩm như thuốc tạo màu, các gia vị, thuốc bảo quản thức ăn, các vật chất tự nhiên, tinh dầu bạc hà...

Những tác hại nếu không kiêng kỵ

Những thức ăn uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản, thịt thủ lợn, đầu gà, nấm hương, nấm ăn, rau hương xuân, ớt, thức ăn dầu mỡ ăn vào sẽ sinh đờm, động hỏa, hao tán khí huyết; nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt thì càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt. Tuy vậy, không phải người bệnh nào cũng đều nhạy cảm đối với các đồ ăn nói trên, nhưng nếu phát bệnh nên kiêng và kiểm tra loại nào dễ làm cho bệnh phát, ví dụ có một số người uống rượu vào là phát bệnh mề đay, do vậy phải kiêng rượu nghiêm ngặt.

Khi kiêng kỵ trong ăn uống, người có bệnh mề đay còn phải phân biệt loại nào cần kiêng kỵ đối với bệnh cấp tính và kiêng kỵ đối với bệnh mạn tính.

Vì vậy khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính, cần phải tuyệt đối kiêng kỵ một số loại thức ăn, nhất là các loại cá, cá trèm, cá mực, lươn; các loại có vỏ (tôm, cua,  sò biển các loại, thịt ngan, dê, bò, thủ lợn) cùng nấm ăn, nấm hương, tỏi, hành tây, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương).

Đối với trường hợp mề đay mạn tính rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng, bởi vì có một số thức ăn như sữa bò, đại mạch, kiều mạch, ngô, thịt bò, khoai tây, nhộng tằm, thường phản ứng chậm sau khi ăn 24 giờ mới phát ra.

Cho nên phương pháp cuối cùng để quyết định kiêng kỵ trong ăn uống là loại trừ dần, nghĩa là đang ăn các thứ thanh đạm được phép ăn, thì cho xen vào một loại nhạy cảm nào đó, rồi thử lần lượt những thức ăn nhạy cảm. Theo dõi phản ứng để xác định thức ăn nào gây dị ứng, sau đó cứ theo đó mà kiêng kỵ. Có một số thức ăn mà y học Trung Quốc cho là sinh phong động huyết như các thức gây phát, hải sản tanh, các chất cay, thì dù cấp tính hay mạn tính đều cần chú ý kiêng kỵ.

Ngoài ra, đối với người bị bệnh mề đay dạng ruột, ngoài việc kiêng kỵ những đồ ăn đã nói trên, trong thời gian phát bệnh còn phải kiêng kỵ nghiêm ngặt các loại đồ ăn thô, các đồ ăn không tiêu hóa như các loại rau có hàm lượng chất xơ cao (như hẹ, rau thơm, măng, dưa muối) nếu không dễ gây tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày, đồng thời phát thêm những bệnh nghiêm trọng. Mặt khác còn cấm uống rượu để tránh phù nước niêm mạc và sung huyết nặng thêm.

Tóm lại, người bị bệnh mề đay nếu kiêng kỵ sẽ có tác dụng chủ yếu trong việc đề phòng phát bệnh, làm khỏi bệnh và cũng là vấn đề then chốt cho người đang điều trị.

Theo thaythuoccuaban

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back to top